Đau cơ lưng là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là ở những người từ độ tuổi trung niên trở đi. Vậy đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì và làm thế nào khi bị đau cơ lưng. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Đau cơ lưng kéo dài là bị làm sao?
Đau cơ lưng là hiện tượng gân hoặc cơ bị kéo dãn, căng quá mức dẫn đến tổn thương. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời các tổn thương sẽ phát triển nặng khiến chức năng bám dính hay nâng đỡ của cơ bị suy giảm, biểu hiện ra ngoài bằng những cơn đau.
Những triệu chứng điển hình của đau cơ lưng dễ nhận thấy là:
- Cơn đau cấp diễn ra đột đột, đau cứng thắt lưng, lưng dưới, được xác định từ dưới rốn trở xuống.
- Đau nhiều hơn khi làm việc, vận động, đặc biệt là các động tác cúi người, nâng người hoặc mang vác đồ nặng.
- Tê bì hông, chân: Không chỉ đau trực tiếp tại vùng lưng mà cơn đau còn lan dần xuống hông và hai chân, đôi khi chân không đứng vững, tê và mất chức năng vận động.
Những ảnh hưởng khôn lường khi bị đau cơ lưng:
- Ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt: Cơn đau diễn ra thường xuyên khiến người bệnh không thể tập trung làm việc, giảm chất lượng hiệu quả công việc, tâm lý luôn bực bội, cáu gắt vô cớ, ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ xã hội.
- Đau cơ lưng kéo dài khiến người bệnh mất ăn mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm.
- Ảnh hưởng tới các vùng xung quanh: Việc giãn cơ, rách gân nếu không chữa dứt điểm sẽ là tiền đề hình thành các bệnh lý như viêm gân, viêm cơ mãn tính.
Bị đau cơ lưng phải làm gì?
Có khá nhiều cách điều trị đau lưng hiệu quả tuy nhiên cần chú ý lựa chọn đúng phương pháp và thực hiện đúng chuẩn để tránh những tác hại khôn lường.
Nghỉ ngơi
Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi điều độ giúp cải thiện đáng kể những cơn đau cơ lưng
Bản chất của các cơn đau cơ lưng là một tổn thương sụn khớp, đau mạnh và nhiều khi vận động nhưng sẽ giảm đi đáng kể nếu được nghỉ ngơi. Các chuyên gia xương khớp còn khuyến cáo, nếu mới bị đau cơ lưng mà biết cách nghỉ ngơi điều độ kết hợp xoa bóp thì có thể giúp tổn thương lành lại hoàn toàn mà không cần bất kỳ tác động nào khác.
Vật lý trị liệu
Nếu thực hiện chuẩn các động tác vật lý trị liệu có thể giúp cho người bệnh được thư giãn, nghỉ ngơi và giảm nhanh những cơn đau. Luyện tập thường xuyên còn giúp cơ xương dẻo dai, chắc khỏe và ngăn ngừa những cơn đau quay trở lại.
Biện pháp vật lý trị liệu phổ biến nhất mà người bệnh có thể áp dụng là thủy liệu pháp. Cụ thể, chọn chế độ nước nóng của vòi hoa sen, vặn vòi và phun trực tiếp vào vùng lưng đau khoảng 3 phút sau đó chuyển sang vòi nước lạnh 30 giây rồi thực hiện tương tự lặp lại. Nhiệt độ nước thay đổi theo chu kỳ kiến các nhóm cơ vùng lưng co giãn nhịp nhàng, thư giãn, cải thiện nhanh các cơ vùng lưng.
Chườm nóng, lạnh
Tùy trường đau cơ lưng cụ thể sẽ áp dụng các biện pháp chườm nóng hay chườm lạnh khác nhau, cụ thể:
- Nếu bị chấn thương cơ trực tiếp dẫn tới sưng, viêm, đau, nóng đỏ tấy thì nên chườm lạnh bằng đá viên. Nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu và ngăn chặn các phản ứng viêm từ đó giảm đau hiệu quả. Vô cùng đơn giản bạn hãy lấy vài viên đá bọc trong lớp vải xô mỏng rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng cơ đang nóng, đau. Tuy nhiên biện pháp này chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn thực hiện trong vòng 48h sau chấn thương xảy ra và mỗi lần chườm không quá 20 phút.
- Nếu đau cơ có hiện tượng giãn mạch thì bạn nên dùng liệu pháp chườm nóng. Nhiệt độ tăng lên sẽ làm các mạch máu giãn ra, kích thích quá trình lưu thông máu và làm giảm cảm giác đau nhức.
Bạn có thể chườm nóng bằng cách rang nóng muối bọc vào lớp vải sạch rồi chườm lên vùng cơ đang đau nhức nhưng hãy chú ý điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp tránh bị bỏng da. Thời gian chườm cũng không nên quá 20 phút/lần.
Dùng đai lưng hỗ trợ
Đai lưng đeo tại nhà là biện pháp giảm đau được nhiều người ưa chuộng bởi sự tiện lợi cũng như hiệu quả mà chúng mang lại. Có đai lưng hỗ trợ cột sống sẽ được giảm bớt áp lực từ đó mà sự khó chịu sẽ giảm bớt.
Uống tăng cường chất lỏng
Các nghiên cứu mới nhất đã chứng minh uống nhiều nước thực sự có thể giúp cải thiện các cơn đau bởi nước giúp tăng thể tích máu, giúp máu trong cơ thể tuần hoàn tốt hơn. Các nhóm cơ ở lưng được cung cấp đầy đủ máu và oxy, dưỡng chất nên sẽ phục hồi nhanh hơn.
Dùng thuốc giảm đau
Với những cơn đau cấp đột ngột thì dùng thuốc giảm đau là giải pháp nhanh và tiện để giảm đau nhanh. Những loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến bao gồm Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… Mặc dù dễ mua và giúp giảm đau nhanh nhưng người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng vì dễ dẫn tới nhờn thuốc và phản ứng phụ không mong muốn.
Tập yoga
Yoga hay bất kỳ môn thể thao nhẹ nhàng nào khác cũng rất cần thiết cho người hay bị đau cơ lưng. Bạn nên tập trung vào các bài tập vùng lưng để giúp tăng độ dẻo dai, linh hoạt của dây chằng, cơ bắp. Không nên quá chú trọng những bài tập khó mà hãy thực hiện thật tốt những động tác cơ bản. Nếu mới bắt đầu, hãy đăng ký những lớp yoga để huấn luyện viên có thể kiểm soát và hướng dẫn bạn tập một cách chuẩn nhất.
Xem thêm:
- Đau vùng lưng sau phổi là bị làm sao? Hướng dẫn cách giảm đau
- Đau nhói sau lưng bên trái sau tim và bên phải là bệnh gì?
Những chú ý khi bị đau cơ lưng
- Chủ động phát hiện sớm các dấu hiệu đau cơ lưng, tránh chủ quan, để cơn đau kéo dài, khi các khớp tổn thương nặng trở nên lỏng lẻo thì việc phục hồi là vô cùng khó khăn.
- Khi thấy những cơn đau bất thường ở vùng lưng tốt nhất không nên cử động hay cố vận động, làm việc kẻo sẽ khiến tổn thương thêm trầm trọng.
- Nhiều người hay có thói quen thoa cao, thoa dầu, dán cao vào vùng cơ bị đau nhưng thực chất đây là hành động hết sức sai lầm. Công dụng của các loại cao là làm nóng nên nó chỉ khiến cơ thêm căng và khó co lại như lúc đầu.
Trên đây là những kiến thức chung nhất về bệnh đau cơ lưng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị giúp đẩy lùi bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.