Ở nữ giới, tình trạng đau bụng dưới kèm đau lưng không phải là hiện tượng lạ vì bất kỳ ai cũng sẽ từng trải qua ít nhất vài ba lần trong đời. Có lẽ xuất phát từ quan niệm mặc định đó là điều “hiển nhiên” nên nhiều chị em đã chủ quan bỏ qua giai đoạn vàng phát hiện ra một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu gì? Liệu có phải mang thai? Tất cả sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây.
Đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu gì?
Tuỳ vào nguyên nhân gây ra mà ở mỗi người sẽ có biểu hiện và mức độ đau bụng dưới kèm đau lưng khác nhau. Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đau bụng dưới và đau lưng là dấu hiệu gì? Liệu có đáng lo ngại không?
Báo hiệu thời kỳ “rụng dâu”
Khi sắp tới thời kỳ “rụng dâu”, tử cung của phụ nữ sẽ phải làm việc nhiều hơn tạo ra những cơn co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra bên ngoài. Vì nguyên nhân này nên bụng dưới thường sẽ đau âm ỉ khoảng 1 tuần trước kỳ kinh và dữ dội nhất vào 3 ngày đầu của chu kỳ. Tử cung co bóp mạnh cũng làm gia tăng áp lực lên thắt lưng khiến vùng này nhức mỏi, khó chịu ngay cả khi nằm xuống nghỉ ngơi.
Sỏi thận
Trong các bệnh lý tiết niệu, sỏi thận là bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh như dẫn đến suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu,… Về triệu chứng của bệnh thường sẽ gặp đó là đau lưng, mỏi gối, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, sốt nhẹ về chiều,… Tuy nhiên, đau quặn thắt ở vùng bụng dưới mạn sườn là triệu chứng điển hình nhất giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện ra bệnh.
Viêm âm đạo
Theo thống kê, có hơn 96% phụ nữ trên thế giới mắc viêm âm đạo. Đây lại bệnh lý phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 đến hơn 40 với nguyên nhân chủ yếu là do sự tấn công của vi nấm, vi khuẩn có hại. Triệu chứng điển hình của viêm âm đạo là ngứa ngáy, ra khí hư bất thường màu vàng hoặc xanh, nâu, mùi khó chịu kèm đau bụng dưới và đau lưng.
Viêm âm đạo không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát và gây ra hậu quả khôn lường nếu không áp dụng phương pháp điều trị đúng đắn. Vì vậy khi “cô bé” có triệu chứng bất thường kể trên, chị em cần đến cơ sở y tế kiểm tra sớm để phòng ngừa sự xâm nhập và lan rộng của vi khuẩn, vi nấm có hại.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng là sự xuất hiện và phát triển bất thường của một khối u chứa dịch hoặc chất rắn ở bên trong hoặc trong buồng trứng. Trong đó, khoảng hơn 90% là khối u lành tính và gần 10% là biến chứng thành ác tính. Đây là bệnh phụ khoa thường gặp ở phái nữ và có thể tự khỏi, không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu là khối u lành tính.
U nang buồng trứng có xu hướng phát triển âm thầm nhưng người bệnh có thể căn cứ theo một số triệu chứng điển hình sau: đau tức bụng dưới, đau thắt lưng, đi tiểu liên lục, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng cân không rõ nguyên nhân,…
U xơ cổ tử cung
Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới dưới kèm đau lưng, ra máu bất thường ở âm đạo, đau tức khi quan hệ, khí hư loãng… cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh u xơ cổ tử cung. Mặc dù là khối u lành tính nhưng khi chúng phát triển đến kích thước nhất định sẽ gây ra biến chứng nghiêm trọng như: vô sinh, sảy thai, viêm niêm mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng cấp hoặc mạn tính, thiếu máu lên não,… thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Đối với phụ nữ trong và sau giai đoạn mang bầu cần đặc biệt chú ý nếu bị u xơ cổ tử cung. Bởi chúng có thể làm hạn chế sự phát triển của thai nhi, gây khó khăn trong thời kỳ chuyển dạ và tăng nguy cơ mắc viêm niêm mạc tử cung cho phụ nữ thời kỳ hậu sản.
Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai?
Ngoài những dấu hiệu được liệt kê phía trên, đau bụng dưới và đau lưng cũng có thể là triệu chứng của phụ nữ mang thai. Cơn đau âm ỉ lệch về một bên khiến vùng dưới lúc nào cũng cảm giác tưng tức, khó chịu. Đặc biệt khi đứng, ngồi quá lâu, cười lớn, hắt hơi,… thì mức độ đau sẽ gia tặng hơn.
Tuy nhiên hai triệu chứng này không đủ làm căn cứ để khẳng định mà cần phải dựa vào một số yếu tố đi kèm như sau:
- Chậm kinh: Là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất của phụ nữ khi có thai. Nếu chu kỳ kinh nguyệt chậm hơn khoảng 10 ngày so với bình thường, bạn nên kiểm tra bằng que thử để biết chính xác.
- Ra máu đỏ nhạt hoặc đỏ hồng: Hay còn có tên gọi khác là máu báo thai thường chảy ra lượng rất ít trong khoảng 1-2 ngày.
- Bầu ngực căng tức: Do sự tăng mạnh của estrogen và progesterone nên bầu ngực sẽ nhạy cảm, căng tức và đau hơn khi chạm vào. Ở giai đoạn giữa thai kỳ, nhũ hoa sẽ sẫm hơn và bầu ngực lớn hơn.
- Âm đạo tiết nhiều dịch hơn: Khi mang thai, khí hư sẽ ra nhiều hơn và có màu trắng sữa hoặc màu đục khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu.
- Nhạy cảm với mùi, buồn nôn: Ngoài chậm kinh thì buồn nôn, nhạy cảm với mùi là dấu hiệu thường gặp rất nhiều ở chị em phụ nữ trong giai đoạn đầu thai kỳ. Mức độ nghén nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
- Tiểu nhiều: Khi mang bầu, tử cung phải giãn nở tối đa để nuôi dưỡng bao thai nên điều này đã khiến bàng quang bị ảnh hưởng, dẫn đến buồn tiểu và tiểu thường xuyên.
Nói chung, để biết chắc chắn bản thân có mang thai hay không, các bạn nên dùng thêm que thử thai hoặc đến cơ sở y tế để được hướng dẫn và kiểm tra.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải tỏa nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều chị em phụ nữ khi xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng. Nếu tình trạng này liên tục tái phát và kéo dài trong một thời gian dài, người bệnh nên đi khám để phòng ngừa rủi ro và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bản thân.