Đau thần kinh tọa khi mang thai gây nhiều phiền phức, đau nhức khó chịu cho mẹ bầu. Nhiều người lo lắng đau thần kinh tọa khi mang thai gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé. Thực hư vấn đề này ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời tốt nhất.
Đau thần kinh tọa khi mang thai là gì?
Đau thần kinh tọa khi mang thai là tình trạng thai phụ xuất hiện các cơn đau, ngứa kèm theo triệu chứng tê bì chân, lưng và hông. Các cơn đau kéo dài từ hông xuống chân khiến thai phụ cảm thấy khó khăn khi nằm, ngồi và di chuyển.
Thực tế với người bình thường đau thần kinh tọa là bệnh lý về xương khớp thường đi kèm các bệnh khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa hoặc hẹp ống sống. Bệnh khiến cuộc sống và sinh hoạt bị ảnh hưởng nhất định về cả sức khỏe, tinh thần.
Ở phụ nữ mang thai, bệnh lý cũng gây ra những ảnh hưởng tương tự. Bệnh thường gặp ở ba tháng 7, 8, 9, giai đoạn cuối thai kỳ. Thời điểm này em bé đã có cân nặng, kích thước khá lớn, bụng của mẹ cũng đã to nên gây áp lực nhất định lên lưng, cột sống. Những cơn đau, mỏi lưng kéo dài khiến sản phụ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí ngay cả sau khi sinh tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn dù cho cột sống, dây thần kinh đã không còn chịu sức ép từ em bé.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa khi mang thai
Đau thần kinh tọa khá ít gặp ở người mang thai, thường bệnh gặp ở những phụ nữ đã có bệnh lý nền về xương khớp trước khi bầu như thoái hóa, cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau thần kinh tọa xuất hiện khi mang thai đó là:
Tăng cân quá nhanh
Việc cân nặng tăng nhanh trong suốt quãng thời gian mang thai sẽ gây ra những áp lực không nhỏ lên vùng cột sống của người mẹ. Trọng lượng của em bé và túi ối trong những tháng cuối thai kỳ cũng tăng nhanh đáng kể, khiến áp lực đột ngột tăng lên tại vùng xương chậu. Gây ra bệnh lý đau thần kinh tọa. Vì vậy cân nặng lý tưởng trong suốt quá trình mang thai được khuyến khích là tăng từ 12 – 15 cân.
Tư thế nằm của bé
Thông thường từ tháng thứ 7 thai nhi sẽ xoay đầu xuống dưới, sẵn sàng cho việc ra ngoài. Đầu bé khi này có thể chèn trực tiếp lên các dây thần kinh gây đau ở lưng, thận và hông.
Tử cung mở
Khi tử cung mở, co bóp sẽ đè lên dây thần kinh tọa ở phần hông, lưng gây đau. Chính vì vậy ở các tháng cuối thai kỳ, thai phụ thường cảm thấy đau lưng, mệt mỏi.
Kích thước ngực thay đổi
Sự thay đổi về hormon và tuyến sữa khiến kích thước ngực của mẹ cũng thay đổi nhanh chóng. Đi kèm theo đó là sự thay đổi về trọng tâm cơ thể. Bạn đọc không khó để thấy rằng các thai phụ thường có dáng đi cong, hơi ưỡn về phía trước. Điều này khiến độ cong của các đốt sống thay đổi, các cơ, dây thần kinh tại vùng xương chậu, chân phải co chặt lại để giúp cơ thể cân bằng. Hậu quả là các dây thần kinh bị đè nén dẫn tới đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa khi mang thai phải làm sao?
Mang thai là quá trình thiêng liêng nhưng cũng không thể phủ nhận sự mệt mỏi mà mẹ trải qua trong suốt 9 tháng này. Vậy đau thần kinh tọa khi mang thai phải làm sao để giúp mẹ trở nên thoải mái, dễ chịu hơn? Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Tăng cân từ từ, số cân nặng phù hợp: Hãy để trọng lượng cơ thể tăng từ từ để cơ thể kịp thích ứng với cân nặng, tránh gây chèn ép đột ngột lên lưng, cột sống.
Chườm ấm
Hãy dùng khăn ấm hoặc chai nước nóng chườm lên vùng lưng, hông, chân bị đau để giảm đau tạm thời.
Chọn tư thế phù hợp
Nghỉ ngơi nhiều hơn và nằm tư thế cảm thấy thoải mái nhất là điều được khuyến khích cho mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ. Bạn có thể dùng gối ôm dành riêng cho bà bầu hoặc kê gối dưới lưng để giảm bớt các cơn đau.
Massage
Thường xuyên đi spa, massage cơ thể trước khi sinh cũng giúp hạn chế các cơn đau, mang tới sự dễ chịu về xương khớp khi các cơ được giãn bớt, hạn chế co cứng khớp, chuột rút. Bạn có thể lựa chọn các bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc các bài tập vật lý trị liệu.
Thăm khám bác sĩ
Khi các cơn đau trở nên quá nặng, hay tham khảo ý kiến bác sĩ để có cho mình những sự tư vấn hợp lý và phù hợp nhất.
Có thế thấy đau thần kinh tọa khi mang thai gây ra những ảnh hưởng và mệt mỏi, đau đơn cho mẹ trong suốt thai kỳ. Bệnh thường gặp ở người đã có tiền sử bị bệnh về xương khớp, hiếm gặp ở người mang thai. Nếu không may bị đau thần kinh tọa, hay tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để giảm bớt cơn đau và giúp thai kỳ của bạn trở nên nhẹ nhàng, mạnh khỏe hơn. Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.