Đau bắp chân là bệnh gì? Cách làm giảm đau hiệu quả

Đau bắp chân là triệu chứng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và cách chữa trị ra sao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đủ cho các bạn thông tin xoay quanh triệu chứng này.

Đau nhức bắp chân là bệnh gì?

Đau bắp chân là khi người bệnh cảm thấy phần bắp chân xuất hiện nhiều cơn đau nhức, có cảm giác mỏi và khó cử động. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn về chiều và đêm. Người bệnh cảm thấy tức, mỏi chân.

Đây là triệu chứng thường thấy và là biểu hiện của nhiều bệnh lý như:

Chuột rút

Khi cơ thể mất nước, đổ mồ hôi nhiều khiến các độ co giãn của các cơ bị giảm mạnh, chất điện giải trong cơ thể cũng bị mất nhiều gây ra tình trạng yếu cơ. Từ đây người bệnh gặp các cơn chuột rút nhẹ, có tính tạm thời nhưng lại khiến người bệnh cực kỳ đau đớn, khó chịu.

Căng cơ

Khi một vài sợi cơ tại bắp chân bị rách sẽ dẫn tới tình trạng căng cơ. Phụ thuộc vào mức độ, số lượng cơ bị rách mà người bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau. Điểm chung là người bệnh sẽ có các cơn đau đột ngột tại bắp chân, tái phát nhiều lần.

Đau bắp chân

Tắc động mạch

Tình trạng máu không lưu thông tới động mạch hay lưu thông ít sẽ gây ra bệnh đau cách hồi động mạch. Mạch tại bắp chân bị đau nhức khi máu lưu thông không đều, rõ ràng nhất khi bạn hoạt động phần chân như đi lại, chạy bộ. Các cơn đau thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.

Thần kinh bị chèn ép

Khi dây thần kinh tại vùng bắp chân bị chèn ép do các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, cột sống hẹp chèn ép lên dây thần kinh gây ra các cơn đau bắp chân. Tình trạng này xảy ra ngay cả khi người bệnh không hoạt động vùng bắp chân.

Viêm gân Achilles

Gân Achilles là một đoạn gân nhỏ nối liền xương gót chân với phần bắp chân. Dây gân này dễ bị viêm khi người bệnh bắt đầu các hoạt động mạnh, tham gia một môn thể thao mới. Dẫn tới triệu chứng đau mỏi phần bắp chân.

Chèn ép khoang do mô cứng

Khi máu bị tích tụ dưới một dải mô cứng sẽ gây ra áp lực nhất định lên phần dây thần kinh, mạch máu ở vùng bắp chân. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy bắp chân sưng, ngứa, nóng ran và tê bì.

Đau nhức bắp chân

Do đái đường

Bệnh nhân bị đái tháo đường cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định lên dây thần kinh. Lượng đường tăng đột ngột trong máu gây tổn thương các dây thần kinh của cơ thể. Các triệu chứng thường thấy là đau nhức vùng bắp chân, tê ngứa.

Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là bệnh lý xảy ra khi các cơ tại bắp chân quá chặt khiến suy giảm chức năng hoạt động, không thể hỗ trợ cho bàn chân khiến gân bàn chân bị ảnh hưởng. Khi này người bệnh cảm thấy đau khi đi bộ, gập bàn chân.

Cách chữa đau bắp chân

Để chữa đau nhức bắp chân một cách hiệu quả, người bệnh cần xác định rõ nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này. Dựa trên nguyên nhân, bệnh lý gây bệnh để có phương pháp điều trị hợp lý nhất.

Xoa bóp, massage chân

Nếu người bệnh đau bắp chân do suy tĩnh mạch thì cách đơn giản nhất là thường xuyên xoa bóp, massage chân để giảm bớt các cơn đau. Tăng sự tuần hoàn máu, hạn chế sự ứ đọng máu giúp máu được lưu thông, đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả.

Tuy nhiên cần chú ý rằng khi xoa bóp không nên dùng dầu, sức nóng của dầu có thể gây giãn tĩnh mạch và khiến máu tồn đọng nhiều hơn.

Ngoài ra người bệnh có thể đeo tất để tạo áp lực cơ học nhỏ làm các van tĩnh mạch đang hở được khép lại, đây là liệu pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao.

Cách chữa đau bắp chân

Thăm khám bác sĩ

Khi đau bắp chân do một số bệnh lý về động mạch như viêm nội mạc động mạch, xơ vữa động mạch sẽ dẫn tới tình trạng hẹp lòng mạch máu. Bệnh lý này dẫn tới thiếu máu, rối loạn dinh dưỡng, trường hợp này người bệnh cần thăm khám bác sĩ để có sự tư vấn, liệu trình điều trị phù hợp.

Chườm lạnh giảm đau nhức, sưng tấy

Đau bắp chân gây ra do nguyên nhân chấn thương, tổn thương chân. Tình trạng này xuất hiện khi người bệnh tham gia các hoạt động thể thao không khởi động kĩ, tần suất hoạt động quá mạnh dẫn tới tổn thương bắp chân, mạch máu.

Khi đau bắp chân do nguyên nhân này người bệnh cần chườm lạnh để giảm cơn đau nhức, sưng tấy. Mỗi ngày nên chườm 3 – 4 lần, mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút. Khoảng cách giữa các lần chườm nên cách nhau từ 3- 4 tiếng. Không nên chườm quá lâu có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt lên phần bắp chân.

Các liệu pháp này chỉ có tính chất giảm đau tạm thời tại nhà. Khi tình trạng đau bắp chân không thuyên giảm, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp để khắc phục tình trạng này.

Đau bắp chân là triệu chứng có liên quan đến nhiều bệnh lý, bạn đọc không nên chủ quan với triệu chứng này, khi đau nhức cần nghỉ ngơi để hạn chế các cơn đau. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bạn các thông tin cần thiết và bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *