Cuống bao tử là một bộ phận thuộc hệ tiêu hóa. Các triệu chứng đau nhói bất thường ở vị trí này đều tác động tiêu cực đến sức khỏe và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vậy đau cuống bao tử là gì? Bệnh có những triệu chứng gì và điều trị như thế nào?
Đau cuống bao tử là gì?
Đau cuống bao tử là biểu hiện của việc cuống bao tử đang bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Tình trạng này khiến người bệnh gặp phải những cảm giác khó chịu, đau nhói ở thượng vị, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày.
Triệu chứng đau cuống bao tử
Các triệu chứng thường gặp của bệnh đau cuống bao tử gồm:
- Đau vùng thượng vị: Cơn đau khởi phát từ dưới ức và trên rốn sau đó lan lên trên ngực và vùng lưng. Tùy vào mức độ tổn thương của cuống bao tử mà người bệnh có cảm giác đau dữ dội, âm ỉ hay quặn thắt,… khác nhau.
- Triệu chứng ợ chua và ợ nóng: Tình trạng này xảy ra do acid dịch vị tiết nhiều quá mức và không được trung hòa. Nếu triệu chứng bệnh không được cải thiện có thể dẫn đến viêm loét thực quản
- Buồn nôn và nôn mửa: Đau cuống bao tử khiến hệ tiêu hóa bị kích thích. Từ đó gây ra hội chứng trào ngược dạ dày, buồn nôn và nôn mửa. Có thể khiến người bệnh bị rách niêm mạc, tụt huyết áp,…
- Đầy hơi, chướng bụng: Người bệnh luôn có cảm giác ì ạch, đầy bụng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi và giảm cân đột ngột.
- Xuất huyết dạ dày: Đây là triệu chứng cho thấy đau cuống bao tử đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày, vỡ mạch máu,… đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân đau cuống bao tử
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau cuống bao tử. Trong đó, những nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là:
- Nhiễm khuẩn Hp: Hp là tên một loại vi khuẩn kí sinh ở niêm mạc ruột và dạ dày thông qua thói quen ăn uống không hợp vệ sinh. Loại vi khuẩn này có thể phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó gây ra bệnh đau cuống bao tử.
- Sử dụng thuốc bừa bãi: Sử dụng thuốc Tây bừa bãi sẽ khiến người bệnh đối mặt với rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nó làm suy giảm chức năng dạ dày, ức chế sản sinh chất trung hòa acid dịch vị dẫn đến bệnh đau cuống bao tử.
- Thói quen sinh hoạt: Thức khuya, ăn quá no, để bụng quá đói, căng thẳng quá mức, stress,… đều là yếu tố tác động tiêu cực đến chức năng của hệ tiêu hóa. Những thói quen xấu này kéo dài và không được điều chỉnh hợp lý sẽ sinh ra bệnh về dạ dày, trong đó có đau cuống bao tử.
- Nghiện chất kích thích: Chất kích thích là những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó cũng chính là thủ phạm hàng đầu gây ra bệnh đau cuống bao tử mà người bệnh cần lưu ý.
- Mắc các bệnh lý về dạ dày: Trong nhiều trường hợp, đau cuống bao tử cũng là hệ quả của các bệnh về dạ dày không được điều trị kịp thời. Tổn thương từ dạ dày sẽ lan rộng lên phần cuống và gây bệnh.
- Nhiễm ký sinh trùng: Nhiễm nấm, ký sinh trùng cũng là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và bùng phát bệnh đau cuống bao tử.
Đau cuống bao tử có nguy hiểm không?
Đau cuống bao tử có thể được điều trị hiệu quả và không gây ra nhiều biến chứng nguy hại. Tuy nhiên, trên thực tế đa số người bệnh đều chủ quan với tình trạng này đã dẫn đến những hệ quả tiêu cực cho sức khỏe.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đau bao tử kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng dạ dày. Từ đó gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa, rách thực quản, suy nhược cơ thể,… Vì vậy, mọi người nên chủ động điều trị sớm khi có biểu hiện đau cuống bao tử để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Điều trị đau cuống bao tử
Sử dụng thuốc Tây
Thông thường, các trường hợp đau cuống bao tử mức độ nhẹ thường được kê đơn một số loại thuốc sau:
- Thuốc kháng acid: Thuốc có tác dụng chính là ức chế và trung hòa acid dạ dày. Làm giảm triệu chứng đầy bụng, khó chịu do đau cuống dạ dày gây ra.
- Thuốc kháng histamin H2: Công dụng chính của nhóm thuốc này là bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm.
- Thuốc giảm đau: Thuốc được sử dụng trong các trường hợp đau cuống bao tử mức độ nặng. Thuốc giúp giảm đau và giảm tần suất cơn đau.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Không có tác dụng giảm đau cuống bao tử.
- Thuốc chống viêm: Thuốc có công dụng ngăn ngừa viêm loét dạ dày và kháng viêm
Lưu ý: Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liệu trình và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng ngoài ý muốn.
Mẹo dân gian chữa đau cuống bao tử
* Bài thuốc từ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Người bệnh cạo vỏ 1 củ gừng, rửa sạch rồi thái thành từng lát
- Ép nguyên liệu để lấy nước cốt, sau đó bạn hòa thêm 1 thìa mật ong và 1/2 thìa nước cốt chanh để uống trực tiếp
- Kiên trì uống nước ép gừng trong khoảng 1 tháng, triệu chứng đau cuống bao tử sẽ được cải thiện đáng kể
* Bài thuốc từ lá tía tô
Các bước thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 20g lá tía tô, sau đó ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút
- Với nguyên liệu ra, cho vào nồi sắc với 200ml nước
- Chia nước tía tô thành nhiều phần, uống hết trong ngày
- Thực hiện bài thuốc đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất
* Lá mơ lông chữa đau cuống bao tử
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 20g lá mơ lông rồi ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút
- Vớt nguyên liệu ra ngoài, vẩy ráo
- Cho lá mơ lông vào cối, giã nát
- Lọc nguyên liệu lấy nước cốt sau đó chia thành 2 phần để uống thành 2 lần vào sau bữa ăn sáng và bữa tối
- Thực hiện bài thuốc đều đặn 10 – 15 ngày sẽ nhận được tác dụng tích cực từ lá mơ lông đem lại
Phòng ngừa đau cuống bao tử
Đau cuống bao tử là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên mỗi người chúng ta đều có thể phòng ngừa được căn bệnh này nếu thực hiện tốt các vấn đề dưới đây:
- Thay đổi thói quen sống, xóa bỏ những thói quen xấu trong việc ăn uống, ngủ ngủ để tránh gây áp lực cho dạ dày.
- Tránh sử dụng chất kích thích, bia rượu và các loại nước ngọt đóng chai để hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
- Không nên ăn thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn và những thức ăn khó tiêu. Vì những thực phẩm này có thể làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ đau cuống bao tử
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và tích cực bổ sung rau củ, nước ép trái cây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp phòng ngừa và chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh
- Không tự ý sử dụng thuốc Tây trong mọi trường hợp
Trên đây là một số thông tin về bệnh đau cuống bao tử. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!