Đau lưng là cảm giác mà bất cứ ai cũng đã từng trải qua. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho các bạn thấy được nguyên nhân của cảm giác này từ đâu xuất hiện, dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cách điều trị và phòng tránh như thế nào?
Đau lưng là bệnh gì?
Đau lưng là cảm giác đau ở mặt sau của cơ thể hay vùng lưng. Cảm giác đau ở vùng lưng được phân làm 4 loại chính tùy thuộc vào vị trí cụ thể mà người bệnh cảm thấy đau nhiều nhất, gồm có:
- Đau ở vùng lưng và cổ hay còn gọi là đau lưng trên.
- Đau ở giữa lưng.
- Đau ở vùng lưng dưới hay còn gọi là đau thắt lưng.
- Đau ở vùng lưng giáp với xương cùng cụt.
Trong đó, trường hợp thường xảy ra nhất chính là đau ở vùng thắt lưng. Lý do là vì vùng thắt lưng là nơi phải gồng gánh hầu như toàn bộ các vùng, bộ phận trên cơ thể.
Ngoài ra, tùy theo thời gian của cơn đau mà đau lưng còn được phân làm 3 dạng khác như sau:
- Cơn đau lưng cấp tính: Thông thường những cơn đau cấp tính có thời gian kéo dài không quá 6 tuần
- Cơn đau lưng bán cấp: Là những cơn đau lưng kéo dài từ 6 cho đến 12 tuần
- Cơn đau lưng mạn tính: Đây là những cơn đau lưng kéo dài trên 12 tuần.
Cùng với đó là tính chất của đau lưng rất là đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân chính dẫn đến việc đau lưng mà tính chất của cơn đau sẽ biểu hiện ra như: Cơn đau lưng dữ dội khiến cho người bệnh cảm giác như dao đâm thấu xương hay những cơn đau ngầm âm ỉ và kéo dài,…. Cơn đau ở vùng lưng cũng có thể lan sang các chi các bộ phận khác như tay, chân, mông, đùi,…. Thậm chí một số cơn đau lưng là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu liệt cơ thể.
Nguyên nhân đau lưng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng và thậm chí trong đó có tới gần 85% trường hợp không tìm ra được chính xác nguyên nhân của đau lưng là gì. Tuy nhiên, vẫn có những khả năng, trường hợp cụ thể dẫn đến đau lưng mà bạn có thể tham khảo dưới đây:
Nhóm đau lưng có nguyên nhân do bệnh lý
- Đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân thường gặp ở rất nhiều người bị đau lưng, đặc biệt là người cao tuổi, nam giới, người thường xuyên làm việc nặng. Vị trí của cơn đau có thể ở vùng cổ hoặc vùng thắt lưng, thông thường thì vùng thắt lưng tiếp giáp xương cùng cụt đặc biệt gặp nhiều hơn trong tổng số các trường hợp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cơn đau có thể lan sang các chi bên cạnh và lâu dần sẽ làm yếu thậm chí là rối loạn vận động của các chi.
- Đau do bệnh thoái hóa cột sống: Đau lưng do thoái hóa cột sống là bệnh lý xảy ra thường xuyên ở những người cao tuổi. Các cơn đau của bệnh này thường xảy ra kéo dài với tính chất đau âm ỉ từ nhẹ cho đến những cơn đau mạnh hơn và bệnh cũng có thể dẫn đến một số biến chứng khác.
- Loãng xương: Đau do loãng xương là tình trạng xương bị thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết dẫn đến việc đầu xương bị bào mòn, chất lượng xương không đáp ứng cơ thể gây nên những cơn đau ở vùng giữa lưng hoặc lưng trên đặc biệt là các đầu xương.
- Viêm khớp: Điển hình cho các cơn viêm khớp gây đau ở vùng lưng chính là viêm ở vùng khớp thắt lưng. Biểu hiện của bệnh lý ngoài việc gây đau ra còn làm căng cứng cơ của vùng thắt lưng, hạn chế vận động. Cơn đau nhức thường tăng vào lúc mới thức dậy và ban đêm.
- Sỏi thận: Bệnh lý sỏi thận gây đau dữ dội tùy theo kích thước của sỏi. Vùng bị đau nhiều nhất chính là vùng thắt lưng ở vị trí hai hố thắt lưng, sau đó có thể lan ra vùng bụng dưới và xương đùi.
Nhóm nguyên nhân đau lưng không do bệnh lý
- Chấn thương: Những trường hợp bị tai nạn, té, ngã có tác động vào vùng lưng có thể để lại những cơn đau và tùy vào mức độ của chấn thương mà các cơn đau là nặng hay nhẹ kéo dài trong bao lâu.
- Ít vận động: Đối với những nhân viên văn phòng, công nhân làm việc trong dây chuyền sản xuất,… vì đặc thù công việc họ ít vận động, đi lại mà phải đứng/ngồi trong quá nhiều giờ liên tục. Điều này làm cho xương khớp có hiện tượng cứng lại và lâu dài dễ gây ra các cơn đau vùng lưng cho nhóm đối tượng này.
- Tư thế vận động sai: Cùng với ít vận động, tư thế của các vận động hằng ngày, nhất là khi mang vác các vật nặng. Tư thế sai sẽ dễ gây ra các tổn thương đến cơ xương, khớp vùng cột sống, lưng gây ra hiện tượng đau vùng lưng tùy theo vị trí của vận động.
- Tập luyện quá sức: Trường hợp này hay gặp ở các vận động viên, những người thường xuyên phải tập luyện cơ thể. Việc vận động quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi hoặc thời gian nghỉ ngơi quá ít cũng là điều kiện để cơn đau lưng xảy ra.
- Béo phì hoặc thừa cân: Những người đang trong trạng thái thừa cân hoặc béo phì sẽ làm cho cột sống chịu một trọng lượng lớn hơn khối lượng cơ thể tiêu chuẩn nên việc đau do vài tổn thương cũng rất dễ xảy ra.
- Phụ nữ có thai hoặc trong thời gian hành kinh: Cả hai trạng thái này đều có thể dẫn đến các cơn đau vùng lưng cho người phụ nữ.
Ngoài ra, còn khá nhiều nguyên nhân khác mà chúng ta chưa đề cập hết được. Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân phải do các bác sĩ cùng với việc thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận cuối cùng.
Triệu chứng đau lưng
Đau lưng không đơn thuần chỉ là cảm giác đau nhất thời ở vùng lưng mà bản thân nó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Chính vì vậy, nếu phát hiện đau lưng kèm với một hoặc một số các triệu chứng dưới đây thì bạn nên đi đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị.
- Đau lưng xuất hiện sau tai nạn, chấn thương có vết thương kèm theo: Điều này có thể cảnh báo một số tổn thương có thể đã xuất hiện trên xương, người bị tai nạn nên làm kiểm tra và được thăm khám để xác định chắc chắn tránh nguy cơ bệnh nặng hơn.
- Đau lưng kéo dài với thời gian khoảng từ 2 cho đến 6 tuần mà vẫn không khỏi.
- Đau vùng lưng đôi khi kèm theo dấu hiệu sốt cao: Đây có thể là những dấu hiệu ban đầu của một tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thậm chí là khối u trong xương cần phải được thăm khám nhanh chóng và kỹ lưỡng để điều trị thích hợp.
- Đau lưng sau đó xuất hiện cảm giác tê bì, mất cảm giác hoặc thậm chí là yếu chi hoặc phần nào đó của cơ thể: Đây là dấu hiệu của sự chèn ép dây thần kinh gây ra bởi bệnh lý về thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống hoặc một số bệnh lý cột sống có ảnh hưởng dây thần kinh khác.
- Rối loạn chức năng cơ quan đại tiểu tiện: Đây là một dạng khác của sự chèn ép đối với dây thần kinh vị trí rễ dây thần kinh và cũng có thể là tổn thương tủy sống.
Chẩn đoán đau lưng
Để chẩn đoán nguyên nhân chính xác xuất hiện cảm giác đau lưng của bệnh nhân các bác sĩ cần thực hiện qua hai quá trình:
Quá trình thứ nhất: Hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng cho người bệnh
Trong quá trình này các bác sĩ sẽ quan sát và đánh giá tổng thể về tình trạng của người bệnh và khai thác các thông tin về diễn biến của quá trình xuất hiện đau lưng nhằm tìm ra một số nghi ngờ về nguyên nhân của bệnh.\
Quá trình thứ hai: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng:
Sau khi hỏi bệnh và đánh giá tổng thể người bệnh, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau:
- Xét nghiệm công thức máu: Trong trường hợp nghi ngờ đau lưng có kèm theo nhiễm trùng hoặc các viêm nhiễm khác.
- Chụp hình X-quang: Đây là phương pháp phổ biến và là cận lâm sàng ban đầu để chẩn đoán các bệnh lý về xương khớp. Thông qua phim X-quang để tìm tổn thương hoặc bất thường của vùng xương khớp nghi ngờ.
- Chụp CT/Scan hoặc chụp MRI: Để xác định chính xác tình trạng và mức độ của các bệnh lý cột sống có ảnh hưởng dây thần kinh như: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, các tổn thương mô cơ khác,….
- Một số thử nghiệm thần kinh để tìm ra sự chèn ép các dây thần kinh nếu có.
Khi có được các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng các bác sĩ có thể dựa vào đó mà đưa ra kết luận chính xác nhất về nguyên nhân của bệnh lý.
Điều trị đau lưng
Đau lưng là một dấu hiệu, cảm giác chung cho nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, cho nên việc điều trị đau lưng của mỗi người là không hoàn toàn giống nhau được. Người bệnh cần thử qua các phương pháp để điều trị thích hợp nhất cho bản thân.
Các phương pháp chữa trị đau lưng cơ bản được chia làm ba nhóm gồm:
Nhóm thứ nhất: Điều trị đau lưng không dùng thuốc
Trong nhóm này, chủ yếu người bệnh có thể thực hiện các hoạt động như sau:
- Tăng cường khả năng dẻo dai của cơ thể bằng các bài tập thể dục, yoga phù hợp.
- Thực hiện kế hoạch giảm cân nếu người bệnh đang trong trạng thái dư thừa cân nặng.
- Thay đổi lối sống và làm việc khoa học hơn, hạn chế việc giữ quá lâu ở một tư thế trong thời gian dài. Bên cạnh đó, đối với các công việc nặng nhọc cần phải đảm bảo thực hiện đúng tư thế để tránh gây tổn thương cho xương cột sống.
- Thực hiện Massage vùng lưng với các tư thế day, bóp, ấn có thể làm lưu thông khí huyết và làm giảm đau nhanh chóng cho vùng lưng.
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng có những hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cơn đau ở vùng lưng của một số người bệnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý là điều cần phải làm để quá trình điều trị được diễn ra tốt đẹp nhất.
- Châm cứu cũng là một trong những phương pháp giúp cho khí huyết lưu thông, đồng thời có thể giảm stress và giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, việc châm cứu phải được thực hiện bởi các thầy thuốc có chứng nhận cấp phép hành nghề và kinh nghiệm nhất định hoặc thực hiện tại cơ sở y tế đã được công nhận cơ quan y tế.
Đó là các hoạt động dùng giảm đau được áp dụng cho những trường hợp với những cơn đau nhẹ không kèm theo các tai nạn gây tổn thương cột sống.
Nhóm thứ hai: Điều trị dùng thuốc
Trong nhóm này, chúng ta lại có thêm hai loại thuốc dùng để điều trị bệnh đau lưng bao gồm:
Loại thuốc thứ nhất: Thuốc tây y
Các loại thuốc tây y thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh chính là các nhóm như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol hay acetaminophen là loại thuốc giảm đau hữu hiệu và có tác dụng giảm đau nhanh cho các bệnh cơ xương khớp.
- Thuốc chống viêm: Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen,… Nhằm ngăn ngừa sự viêm nhiễm xảy ra ở vùng bị đau
- Thuốc giãn cơ: Mephenesin, Dantrolen… Tác dụng chính là giảm đau cho người bệnh.
Việc sử dụng thuốc tây y có thể kèm theo vài tác dụng phụ, cho nên người bệnh tuyệt đối phải tuân theo liều lượng trong chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng và sử dụng thuốc khi chưa có sự thăm khám đồng ý của bác sĩ.
Loại thuốc thứ hai: Thuốc đông y
Nếu như sử dụng thuốc tây y có thể chứa nhiều tác dụng phụ thì việc sử dụng các bài thuốc đông y với chủ yếu là các dược liệu thiên nhiên sẽ là lựa chọn rất tốt để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đối với thuốc đông y, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian với tác dụng giảm đau như: Bài thuốc chữa đau lưng từ lá lốt, cỏ xước, cây xương rồng, lá đu đủ,…. Cách thực hiện đơn giản và có hiệu quả tốt, an toàn cho người bệnh.
Trong đó, bài thuốc mang tên An Cốt Nam, một sản phẩm của phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường được nhiều người đánh giá là hiệu quả nhất trong việc làm giảm các cơn đau có liên quan đến cơ xương khớp và rất an toàn cho người sử dụng.
Được bào chế từ các dược liệu thiên nhiên quý hiếm, trải qua quá trình chế biến khoa học với liều lượng thích hợp, An Cốt Nam sẽ là bài thuốc hỗ trợ và điều trị tốt cho người bị đau lưng.
Tuy nhiên, đối với thuốc đông y người bệnh cần phải có sự kiên nhẫn trong dùng thuốc. Bệnh nhân phải dùng theo đúng liều lượng đã chỉ định hoặc được khuyến cáo từ các thầy thuốc tránh việc sử dụng sai liều lượng đôi khi có thể làm phản tác dụng của thuốc.
Nhóm thứ ba: Điều trị phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật là phương pháp cuối cùng và chỉ áp dụng cho một số tổn thương cột sống nặng, các biện pháp dùng thuốc bảo tồn không đáp ứng, bắt buộc phải phẫu thuật để điều trị.
Cách phòng tránh đau lưng
Để phòng tránh đau lưng, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp, tránh tình trạng béo phì, thừa cân.
- Luyện tập thể thao, yoga để nâng cao sự dẻo dai cho cơ thể.
- Làm việc và hoạt động trong tư thế đúng khoa học, cẩn thận trong việc di chuyển
Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết về dấu hiệu đau lưng. Hy vọng từ những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.