Đau thắt lưng là bệnh gì? Làm cách nào để điều trị hiệu quả?

Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng sẽ có ít nhất một lần bị đau thắt lưng khiến mọi hoạt động trở nên đình trệ và khó khăn. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở vùng chính giữa cột sống thắt lưng hoặc một trong hai bên tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra. Vậy đau thắt lưng là bệnh gì? Làm cách nào để điều trị hiệu quả? Chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi tại bài viết dưới đây.

Đau thắt lưng là bệnh gì?

Đau thắt lưng là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người trẻ tuổi, trung niên hoặc cao tuổi. Tuy nhiên có một số người cho rằng đây chỉ là vấn đề sức khỏe của người già nên chủ quan, coi thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khó có thể khắc phục. Để hiểu rõ hơn về đau thắt lưng, chúng ta hãy phân tích nguyên nhân dẫn đến đau thắt lưng tại 3 vùng sau:

Đau thắt lưng trái

  • Bệnh lý về thận

Nam giới bị đau thắt lưng trái cần cẩn trọng mắc các bệnh lý liên quan đến thận như: sỏi thận, thận hư, thận yếu,… Thông thường cơn đau xuất phát từ vùng bụng sau lan tới rộng tới thắt lưng, hông kèm theo một số triệu chứng điển hình như: tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu nhiều về đêm,… Nếu không may rơi vào trường hợp này, người bệnh cần đi khám và điều trị sớm vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ sinh lý, tâm lý và hôn nhân gia đình.

đau thắt lưng

  • Viêm loét dạ dày

Đau thắt lưng trái là dấu hiệu của viêm loét dạ dày bởi dạ dày co thắt đã truyền tín hiệu đến các dây thần kinh ở não bộ khiến cơ thể xuất hiện hàng loạt các phản ứng co thắt – giãn hoặc rút dây chằng gây tê và đau lưng. Tình trạng này chỉ thuyên giảm khi dạ dày được xoa dịu, không còn đau quặn thắt nữa.

  • Đau thần kinh tọa

Là bệnh lý đặc thù với triệu chứng điển hình đau dọc từ thắt lưng  xuống hông lan tới mặt đùi sau và hai chi dưới. Cơn đau khởi phát đột ngột, âm ỉ kéo dài khiến người bệnh không thể đi lại bình thường được, đôi khi hắt hơi hay ho nhẹ cũng làm cơn đau trở nên trầm trọng. 

  • Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Ở giai đoạn này, cấu trúc cột sống bị thay đổi do quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể khiến hệ thống xương khớp không thể hấp thu canxi và dưỡng chất cần thiết nên mất dần tính đàn hồi, dẫn tới đau lưng.

Đau thắt lưng giữa

  • Bong gân

Bong gân là sự tổn thương của dây chằng bởi một lực tác động mạnh từ bên ngoài hoặc bê vác vật nặng sai tư thế. Mặc dù không gây ra trật khớp hay gãy xương nhưng bong gân có thể làm căng hoặc rách dây chằng, dẫn tới đau co thắt ở cơ lưng.

  • Nhiễm trùng cột sống

Viêm khớp, viêm tủy xương, viêm đĩa đệm,… là những bệnh điển hình liên quan đến nhiễm trùng cột sống. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây ra đau thắt lưng nhưng người bệnh không được chủ quan. Bởi nếu mắc phải một trong số căn bệnh trên thì tỉ lệ hồi phục không cao, có thể phải đối mặt với nguy cơ teo cơ, biến dạng cột sống, bại liệt vĩnh viễn.

  • Hội chứng Equina Cauda

Hội chứng Equina Cauda hay là hội chứng xảy ra khi rễ dây thần kinh ở chùm đuôi ngựa bị chèn ép khiến chức năng vận động bị hạn chế, thậm chí gây tê liệt vĩnh viễn, tiểu tiện không tự chủ. Do đó, người bệnh khi mắc phải hội chứng này cần được đưa đi cấp cứu nhanh chóng nhằm phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Đau thắt lưng phải

  • Thoát vị đĩa đệm

Theo nghiên cứu y khoa, phần lớn nguyên nhân gây ra đau thắt xuất phát từ thoát vị đĩa đệm. Lúc này phần nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh ở cột sống khiến người bệnh đau nhức vùng thắt lưng trong thời gian dài. Đây là bệnh lý xương khớp mãn tính và hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để.

đau vùng thắt lưng

  • Phình động mạch chủ bụng

Động mạch chủ bụng là động mạch dài nhất của cơ thể kéo dài từ tim đi qua lồng ngực xuống ổ bụng. Đau thắt lưng phải có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng động mạch chủ phình ngày càng lớn và có nguy cơ vỡ cao. Người bệnh cần được cấp cứu ngay vì nếu bị vỡ động mạch chủ có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, đau thắt lưng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác sau:

  • Tính chất công việc

Tính chất công việc là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến sức khoẻ của phần đông dân số hiện nay. Trên thực tế, người thường xuyên ngồi lâu một chỗ hoặc lao động chân tay, mang vác nặng sẽ dễ bị đau thắt lưng hơn so với nghề nghiệp khác. Ở giai đoạn đầu, mức độ đau không rõ rệt và có thể tự khỏi sau một vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị thì cơn đau nhanh chóng quay lại và trở nên dữ dội hơn rất nhiều.

  • Chấn thương lao động, tai nạn

Đau thắt lưng rất dễ xuất hiện đột ngột sau khi người bệnh gặp chấn thương trong lao động, chơi thể thao hoặc tai nạn. Lúc này hệ thống dây chằng, cơ, xương khớp vùng thắt lưng cột sống bị tác động mạnh bởi ngoại lực dẫn đến tổn thương. 

  • Thói quen sinh hoạt

Có nhiều nguyên nhân sinh ra đau thắt lưng nhưng trong đó phải kể đến việc duy trì thói quen xấu trong thời gian dài như lười vận động, mang vác vật nặng, thức khuya,… đã khiến tuổi thọ của hệ thống xương khớp suy giảm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến đau thắt lưng. Cũng chính vì điều này nên số người mắc các bệnh về xương khớp đang có xu hướng trẻ hoá và tăng lên chóng mặt trong vài năm trở lại đây. Đây thực sự là dấu hiệu đáng báo động thức tỉnh chúng ta cần nghiêm túc xem xét và điều chỉnh kịp thời trước khi quá muộn.

  • Cân nặng “quá khổ”

Tuổi thọ và độ dẻo dai của xương khớp ở những người thừa cân, béo phì có xu hướng thấp hơn nhiều so với người bình thường. Bởi trong một thời gian dài cột sống họ phải chống đỡ toàn bộ trọng lượng đè lên, dần dần phá huỷ và bào mòn sụn khớp dẫn đến thoái hoá và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao người béo phì thường đi lại, vận động khó khăn, nặng nề hơn. Tốt nhất để phòng ngừa đau thắt lưng, chúng ta nên kiểm soát cân nặng chặt chẽ, đặc biệt đối tượng trung niên, người cao tuổi.

Xác định chính xác nguyên nhân gây ra đau thắt lưng là cơ sở nền tảng quan trọng quyết định đến toàn bộ quá trình điều trị và kết quả cuối cùng.

Xem thêm: Đau lưng bên trái: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

7 cách điều trị đau thắt lưng hiệu quả

Nếu đau thắt lưng không có dấu hiệu thuyên giảm và mức độ đau ngày càng trầm trọng, người bệnh nên đi khám sớm để biết chính xác tình trạng sức khoẻ của bản thân. Sau khi làm các xét nghiệm y khoa cần thiết, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, cụ thể:

Thuốc Tây

Hầu hết những trường hợp bị đau thắt lưng, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn với liều lượng và cách sử dụng phù hợp với mức độ nặng nhẹ của bệnh lý. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị đau thắt lưng là: thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone,..) thuốc giảm đau (Paracetamol, Efferalgan,…), thuốc chống viêm không steroid (Celecoxib, Piroxicam, Meloxicam,..).

Mặc dù mang lại hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng nhưng thuốc tây không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, gây suy gan, thận. Vì vậy, người bệnh cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng quá liều lượng cho phép.

Vật lý trị liệu

Trong điều trị đau thắt lưng, vật lý trị liệu được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả và khá cần thiết, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Phương pháp này có thể áp dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác đều được. Trong đó, vật lý trị liệu bao gồm các hình thức đa dạng như: vật lý trị liệu chỉnh hình, vật lý trị liệu thần kinh, liệu pháp chăm sóc vết thương,…

đau ngang that lung

Lợi ích của phương pháp này đó là: giúp kiểm soát cơn đau từ đó giảm dần việc sử dụng thuốc tây, tránh phẫu thuật, phục hồi sau chấn thương, cải thiện khả năng vận động và di chuyển, phòng ngừa biến chứng… 

Phẫu thuật

Đối với trường hợp đau thắt lưng nặng mà các phương pháp điều trị khác đều vô tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nhằm cải thiện tình hình. Tuy nhiên hình thức này không được ưu tiên hàng đầu bởi chi phí đắt đỏ, tiềm ẩn rủi ro và mất nhiều thời gian để phục hồi chức năng. Do đó, người bệnh nên cân nhắc và trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định phẫu thuật.

Sử dụng thuốc nam

Hiện nay, điều trị bằng phương pháp Đông Y cũng được nhiều người bệnh ưa chuộng và tin tưởng lựa chọn. Khác với thuốc Tây y, thuốc Đông y sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên an toàn, dễ tìm, chi phí rẻ, không tác dụng phụ. Hơn nữa cách chế biến thuốc cũng rất linh hoạt phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng sức khoẻ của mỗi người.

Mặc dù Đông y là phương pháp được giới y khoa đánh giá cao nhưng nó vẫn tồn tại mặt hạn chế như: vệ sinh an toàn thực phẩm, phải chờ đợi lâu để thấy hiệu quả rõ rệt, hầu như không có tác dụng với người bị đau thắt lưng mãn tính,…

Xoa bóp, châm cứu

Theo tài liệu Đông y, xoa bóp châm cứu là một trong những cách điều trị đau thắt lưng “đặc biệt” được lưu truyền và hoàn thiện qua hàng nghìn năm nay. Với cơ chế tác động trực tiếp vào huyệt đạo tương ứng, cơn đau sẽ được xoa dịu tức thời giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. 

Nếu lựa chọn điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần kiên trì theo một liệu trình nhất định nhưng không được lạm dụng vì dễ bị phụ thuộc. Ngoài ra, người bệnh nên đến cơ sở xoa bóp châm cứu uy tín, tránh rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Chườm nóng, chườm lạnh

Giảm đau thắt lưng bằng nhiệt là cách làm đơn giản nhất có thể áp dụng tại nhà, gồm 2 hình thức: chườm nóng hoặc chườm lạnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau tạm thời và phù hợp với mức độ đau nhẹ.

Trước hết bạn cần chuẩn bị một túi chườm chuyên dụng để đựng nước nóng hoặc đá lạnh. Sau đó, bạn chườm lên vị trí đang đau nhức trong khoảng 15 đến 20 phút nhằm tránh gây tổn thương da. Có thể áp dụng làm theo cách này 3 lần/ngày để đạt hiệu quả rõ rệt nhất.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Đối với người mắc các bệnh lý xương khớp nói chung và người bị đau thắt lưng nói riêng, việc quan trọng đầu tiên cần phải làm đó là thay đổi toàn bộ thói quen sinh hoạt sai lầm. Những hành động vô tình mà tưởng chừng như vô hại đã khiến xương khớp của chúng ta bị tổn thương nghiêm trọng. 

Theo chuyên gia xương khớp khuyến cáo, người đang bị đau thắt lưng nên làm theo điều sau:

  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh rơi vào căng thẳng quá độ.
  • Hạn chế vận động quá sức hoặc mang vác nặng. Không ngồi hay đứng quá lâu.
  • Tập luyện bộ môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi lội,…
  • Giữ ấm cơ thể, tắm nước nóng và xoa bóp nhẹ nhàng, thường xuyên.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống khoa học là liều thuốc tự nhiên giúp chữa lành mọi vết thương của cơ thể, kể cả đau thắt lưng. Bởi việc hấp thụ một số thực phẩm có hại cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến tuổi thọ của xương khớp. Vì vậy, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống như sau:

  • Tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin, kali, magie: trứng, sữa, hải sản, rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc, các loại hạt,…
  • Kiêng tuyệt đối đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều đường,…

Hy vọng những thông tin tổng hợp về hiện tượng đau thắt lưng trên đây đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Trong trường hợp cơn đau không thuyên giảm sau một thời gian chữa trị, người bệnh cần thông báo sớm với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp khắc phục kịp thời. Chúc các bạn luôn mạnh khoẻ!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *