Kem bôi da Dipolac là thuốc gì? Tác dụng, cách dùng và lưu ý sử dụng

Kem bôi da Dipolac là loại thuốc điều trị cho các vùng da bị tổn thương bên ngoài do tác động của viêm nhiễm, vi khuẩn tương đối phổ biến. Công dụng cụ thể của thuốc là gì? Cần lưu ý những gì khi sử dụng? Tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.

Kem bôi da Dipolac là thuốc gì?

Kem bôi da Dipolac là một loại thuốc thuộc nhóm Corticoid sử dụng tại chỗ. Thuốc được xếp vào nhóm ETC (Ethical Drugs) tức là thuốc được bán theo đơn của bác sĩ.

Theo công bố của nhà sản xuất, Dipolac là loại thuốc giúp hỗ trợ điều trị các loại bệnh lý da liễu như da chàm, nấm, vẩy nến hoặc xử lý tình trạng nhiễm khuẩn,… Một số thông tin cơ bản về thuốc người bệnh cần lưu ý gồm:

  • Tên thuốc: Dipolac
  • Phân nhóm thuốc: Corticoid dùng tại chỗ
  • Dạng thức bào chế: Kem đặc
  • Thành phần chính của thuốc: Betamethasone Dipropionate, Gentamicin, Clotrimazole.
  • Hạn sử dụng in trên bao bì: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Đơn vị sản xuất và phân phối: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco USA
  • Trọng lượng của thuốc: 15g/hộp/2 tuýp

Kem bôi da Dipolac

Đối tượng chỉ định sử dụng kem bôi da Dipolac

Kem bôi da Dipolac dùng để chữa các bệnh lý da liễu nên thường được chỉ định cho các đối tượng như sau:

  • Người mắc bệnh nấm kẽ chân hoặc kẽ tay
  • Người đang gặp các tổn thương viêm nhiễm do dị ứng hoặc do sự tác động của các vi nấm
  • Người tổn thương da do tình trạng nhiễm khuẩn
  • Người bị viêm âm đạo do sự tấn công của vi khuẩn Candida Albicans
  • Người bị viêm da do chấy, rận hoặc các loại côn trùng cắn
  • Người mắc bệnh vảy nến
  • Các trường hợp bị đỏ hoặc hăm ở vùng da như mông, nách, bẹn hoặc kẽ tay/chân
  • Người bị viêm da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc người bị nấm da sự tấn công của chủng nấm nhạy cảm
  • Người nhiễm khuẩn ngoài da do thứ phát hoặc nguyên phát bởi các loại vi khuẩn như Gentamicin.

Kem bôi Dipolac dùng như thế nào?

Dipolac được sử dụng để bôi trực tiếp bên ngoài da khu vực bị tổn thương. Trước khi bôi thuốc, người bệnh phải rửa khu vực da, lau khô lại nhẹ nhàng bằng khăn sạch. Đồng thời, tay người bệnh cũng cần được rửa sạch, khử trùng để tránh gây nên tình trạng nhiễm khuẩn.

Sau khi đã lau khô, người bệnh lấy một lượng thuốc vừa phải, xoa đều lên vùng da đang bị nhiễm khuẩn hoặc đang bị viêm nhiễm. Sau khi thoa, đợi thuốc thấm hết hoàn toàn. Trong quá trình đó, không được chạm tay vào vùng đã bôi thuốc.

Bạn không nên băng kín vết thương nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc băng kín vết thương có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tác động đến toàn thân do hàm lượng thuốc tăng cao.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần đặc biệt lưu ý không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với da của người khác hoặc tiếp xúc trực tiếp với trẻ nhỏ. Dipolac có khả năng lây truyền qua con đường tiếp xúc vật lý, từ đó gây nên các tổn thương không mong muốn cho người đang khỏe mạnh.

Kem bôi Dipolac dùng như thế nào

Về liều lượng, người bệnh chỉ nên sử dụng một lượng thuốc vừa phải với vùng da đang bị viêm nhiễm, không nên dùng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ cũng như gây tốn kém về kinh tế.  Mỗi ngày, bạn nên xoa từ 1 đến 2 lần để thuốc phát huy công dụng tốt nhất.

Ngoài ra, những lưu ý về liều lượng và cách dùng kể trên được áp dụng cho tình trạng da tổn thương phổ biến. Đối với các trường hợp đặc biệt hoặc tình trạng viêm nhiễm xảy ra nặng hơn người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều lượng và số lần sử dụng sao cho phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý nhất.

Chống chỉ định sử dụng Dipolac

Dipolac không được chỉ định cho các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người mắc bệnh viêm da nhưng đang có bệnh lý nền là lao
  • Tất cả đối tượng dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Dipolac như Clotrimazole, Gentamicin, Betamethasone Dipropionate.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Dipolac

Khi sử dụng thuốc cần chú ý:

Thận trọng khi sử dụng

Thành phần trong Dipolac có khả năng hấp thụ qua da. Điều này có thể dẫn đến phản ứng toàn thân. Do đó, nếu người bệnh chưa có chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không được sử dụng Dipolac trên phạm vị diện rộng hoặc sử dụng trong thời gian kéo dài. Đặc biệt là không băng kín vết thương đã bôi thuốc

Với người có da mỏng hoặc da nhạy cảm cũng nên chú ý bởi sự hấp thụ cao của của thuốc. Trong thời gian sử dụng nếu thấy có sự xuất hiện da ở mặt hoặc ở những nơi có nếp gấp thì người nên tham khảo bác sĩ da liễu trước khi tiếp tục sử dụng.

lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Dipolac

Những tác dụng phụ của Dipolac

Dipolac có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn lên làn da của bạn. Bởi vậy, trong quá trình điều trị nếu bạn thấy một số triệu chứng sau đây diễn ra thì nên liên hệ bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

  • Xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ, ngứa. Tình trạng này diễn ra nhẹ ở những ngày đầu và càng nặng vào các giai đoạn sau
  • Mụn, mụn nước xuất hiện tại vùng da đang bôi thuốc
  • Nổi mề đay hoặc gặp phải tình trạng khô da
  • Dị ứng toàn thân, kích ứng da
  • Lông mọc nhanh và rậm hơn
  • Xuất hiện tình trạng teo da hoặc bầm tím ở vùng da bôi thuốc
  • Da người bệnh nóng
  • Sắc tố da thay đổi, ở đây chủ yếu là tình trạng giảm sắc tố khiến da nhợt nhạt

Ngoài các tác dụng kể trên, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm theo dõi sức khỏe của bản thân trong thời gian bôi thuốc. Trong trường hợp có những triệu chứng bất thường, bạn nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để hạn chế những ảnh hưởng không mong muốn.

Tương tác thuốc

Dipolac có khả năng tương tác với một số loại thuốc khác. Ở mức độ nhẹ nó chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc. Ở cấp độ nặng hơn, tương tác có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang dùng để đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp về kem bôi da Dipolac. Dù có hiệu quả nhưng người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *