Motilium-M là thuốc điều trị bệnh gì? Liều dùng, giá bao nhiêu?

Thuốc Motilium-M có tác dụng làm giảm triệu chứng khó tiêu, nôn và buồn nôn. Đây là thuốc kê theo đơn và được bác sĩ chỉ định dùng trong một số trường hợp nhất định. Vậy Motilium-M là thuốc gì? Công dụng, liều dùng, cách sử dụng ra sao? Cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng, mời độc giả đọc bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Motilium-M là thuốc điều trị bệnh gì?

Tên thuốc: Motilium-M

Tên gọi khác: Domperidon

Bào chế: Viên nén và dung dịch

Tiêu chuẩn: Dạng viên nén: 10 vỉ x 10 viên; Dạng dung dịch: 60ml/chai

Thuốc Motilium-M được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Trào ngược dạ dày, xuất hiện các biểu hiện ăn khó tiêu liên quan đến vấn đề chậm làm rỗng dạ dày
  • Rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi.
  • Nôn và buồn nôn

Motilium-M là thuốc điều trị bệnh gì

Tác dụng của thuốc Motilium-M

Thuốc Motilium-M là chế phẩm chứa hoạt chất domperidon – hoạt chất có khả năng chống dopamin với những tác dụng cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi khó chịu do trào ngược dạ dày hoặc rối loạn tiêu hoá gây ra.
  • Hỗ trợ ổn định đường tiêu hoá, hạn chế tình trạng đau thượng vị, co thắt dạ dày.
  • Hỗ trợ kiểm soát và giảm nhanh triệu chứng buồn nôn, nôn do xạ trị ung thư.
  • Thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ em

Liều dùng

Đối với mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, bệnh lý mắc phải, tình trạng sức khỏe,… để kê liều lượng cho phù hợp. Liều dùng phổ biến sẽ chia thành:

  • Liều dùng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Mỗi ngày uống từ 3-4 lần, mỗi lần từ 1-2 viên trước bữa ăn 15-20 phút. Chú ý không dùng quá 80mg (8 viên) một ngày
  • Liều dùng cho trẻ dưới 12 tuổi ( dưới 35kg): sử dụng thuốc dạng dung dịch

Cách sử dụng Motilium-M

  • Uống trực tiếp với nước, không nhai, không bẻ, không nghiền thuốc.
  • Thuốc hấp thu tốt nhất qua đường uống. Nên uống thuốc với 200ml nước ấm.
  • Làm theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều, vượt liều, giảm liều, kéo dài liều. Nếu có thêm điều gì thắc mắc về cách sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Cách sử dụng Motilium-M

Chống chỉ định

  • Người có tiểu sử bị suy gan, thận cấp và mãn tính.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú
  • Người bệnh đang có u tuyến yên
  • Trẻ em, người cao tuổi
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch: suy tim, rối loạn nhịp tim,…
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Tác dụng phụ của Motilium-M

Trường hợp phổ biến: Khô miệng

Trường hợp hiếm gặp: mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, đau đầu, rối loạn tiêu hoá, dị ứng da, phát ban, nổi mề đay, đau ngực, cáu gắt, thay đổi tâm trạng thất thường, tim đập nhanh, phát triển tuyến vú, nhu cầu tình dục suy giảm,…

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần theo dõi kỹ lưỡng những phản ứng và sự thay đổi của sức khỏe. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nào, bạn cần ngưng thuốc lập tức và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để nhận hướng dẫn cụ thể. Hoặc nếu các triệu chứng trên không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng trở nên trầm trọng khó kiểm soát, người bệnh cần liên hệ với Trung tâm cấp cứu 115 để được cấp cứu kịp thời.

Lưu ý: Những trường hợp kể trên chưa bao gồm tất cả tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuỳ vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau với mức độ nặng hay nhẹ. Đôi khi, những triệu chứng trên có thể tự biến mất do cơ thể tự thích nghi và đáp ứng tốt.

Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều Motilium-M

Nếu bạn quên uống thuốc thì hãy bổ sung trong thời gian sớm nhất. Không dồn liều uống cùng một lúc vào lần tiếp theo mà bạn nên duy trì như bình thường.

Trường hợp uống thuốc quá liều thường xảy ra ở trẻ em với triệu chứng điển hình như: co giật, mất ý thức, buồn ngủ, kích động, sốc phản vệ,… Lúc này cần ngưng uống thuốc và đưa bệnh nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất để rửa ruột, phòng ngừa hậu quả đáng tiếc.

Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều Motilium-M

Tương tác thuốc

Thuốc Motilium-M có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc tác động đến hiệu quả điều trị của thuốc thuốc nếu đồng sử dụng cùng một lúc. Bởi vậy, bạn nên chuẩn bị hồ sơ khám bệnh và liệt kê đầy đủ tên tất cả những loại thuốc đang dùng (kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược,…) để cung cấp thông tin cần thiết cho bác sĩ. Một số nhóm thuốc có thể xảy ra tương tác với Motilium-M mà bạn cần chú ý, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: escitalopram, citalopram,..
  • Thuốc điều trị huyết áp, tim mạch: verapamil, dofetilide, amiodarone, quinidine, dofetilide, disopyramide, diltiazem,…
  • Thuốc điều trị thần kinh: pimozide, haloperidol, sertindole,…
  • Thuốc kháng sinh: clarithromycin, moxifloxacin, rythromycin, telithromycin, pentamidine,…
  • Thuốc chống nấm: fluconazole, ketoconazole, voriconazole,…

Ngoài ra, rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng tác động phần nào đến cơ chế hoạt động cũng như hiệu quả điều trị của thuốc đối với sức khỏe. Để khắc phục điều này, người bệnh nên hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm, đồ uống chứa chất gây hại cho cơ thể trong thời gian uống thuốc.

Thận trọng

Hiện nay còn nhiều tranh cãi liên quan đến tác dụng phụ của thuốc đối với thai nhi. Vì vậy phụ nữ đang mang thai muốn sử dụng thuốc bắt buộc phải được sự cho phép của bác sĩ.

Phụ nữ đang cho con bú không nên uống thuốc này vì có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và hệ tim mạch của trẻ.

Thuốc Motilium-M có thể tác động không tốt đến chức năng tim mạch, đặc biệt là ở người cao tuổi. Do đó, đối tượng này cũng cần thận trọng khi dùng thuốc này điều trị. Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định uống thuốc.

Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, để xa tầm tay trẻ em.

Motilium-M giá bao nhiêu?

Hiện nay, thuốc được bán ở tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá bán khoảng 200.000 đồng/hộp x 10 vỉ/10 viên.

Hy vọng những thông tin khái quát của thuốc Motilium-M trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng cũng như liều dùng phù hợp. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đọc còn có câu hỏi thắc mắc vui lòng liên hệ với người có chuyên môn để nhận hướng dẫn chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *