Tiêm vắc xin ngừa vi khuẩn HPV là một phương pháp hiệu quả nhằm phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy phụ nữ đã quan hệ rồi có được chích ngừa HPV không? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Phụ nữ đã quan hệ rồi có được chích ngừa HPV không?
HPV chính là loại virus gây nên tình trạng u nhú ở con người. Trong cuộc đời, mỗi người đều có thể bị nhiễm virus HPV mà không thể phát hiện ra các triệu chứng hay dấu hiệu nào. Ở một số trường hợp, người bệnh sẽ không gặp phải biến chứng gì khi bị nhiễm HPV.
Tuy nhiên, có một vài chủng virus HPV có thể khiến cho vùng hậu môn và bộ phận sinh dục bị mọc mụn cóc và tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, việc sử dụng vắc xin ngừa HPV là điều rất cần thiết để phòng tránh các bệnh như sùi mào gà, u nhú cơ quan sinh dục, ung thư cổ tử cung.
Dù đã từng quan hệ tình dục hay chưa quan hệ tình dục thì nữ giới có độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi nên tiêm vắc xin ngừa virus HPV. Đây là phương pháp giúp nữ giới có thể chủ động trong việc ngăn chặn nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin là khi nữ giới chưa từng quan hệ tình dục. Mặc dù vậy, nếu nữ giới đã từng quan hệ rồi thì cũng không ảnh hưởng gì đến tác dụng của vắc xin.
Hiệu quả của vắc xin HPV có thể kéo dài lên tới 30 năm. Nữ giới nên chủ động tiêm vắc xin sớm để phòng ngừa bệnh lý.
Không được tiêm vắc xin HPV khi nào?
Để việc tiêm vắc xin HPV không gây nên nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể, phụ nữ nên lưu ý không được tiêm vắc xin HPV nếu như:
- Bị rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc làm loãng máu, giảm lượng tiểu cầu
- Bị nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần có trong vắc xin.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
- Đang bị nhiễm trùng với cấp độ nặng và vừa hoặc đang bị sốt cao. Nếu muốn sử dụng vắc xin, nữ giới cần phải điều trị triệt để các triệu chứng này.
Trong trường hợp không thể tiêm vắc xin, bạn sẽ có khả năng bị lây nhiễm virus HPV nếu:
- Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Tiếp xúc với các vết thương hở từ người bệnh.
- Hay có thói quen nhai thuốc lá, dùng thuốc lá.
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm chức năng.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh, không đảm bảo chất dinh dưỡng.
Các loại vắc xin HPV
Vắc xin Gardasil (Mỹ) và vắc xin Cervarix (Bỉ) là hai loại vắc xin ngừa HPV được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, mỗi loại lại có sự khác nhau về lịch tiêm, đối tượng tiêm, tác dụng và số lượng chủng virus phòng ngừa được. Sau đây là thông tin về hai loại vắc xin này:
Vắc xin Cervarix
- Tác dụng: Vắc xin Cervarix hay còn có tên gọi khác là vắc xin nhị giá. Loại vắc xin này có vai trò giúp ngăn ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung và ngăn chặn sự thương tổn tiền ung thư ác tính được gây ra do 2 type HPV là 16 và 18.
- Xuất xứ: Do nước Bỉ nghiên cứu và sản xuất.
- Liều lượng sử dụng vắc xin: Liệu trình sử dụng vắc xin gồm có 3 mũi tiêm.
- Mũi tiêm thứ nhất: Tiêm vào ngày đầu tiên.
- Mũi tiêm thứ hai: Được tiêm vào thời điểm cách mũi tiêm đầu 1 tháng.
- Mũi tiêm thứ ba: Tiêm cách mũi tiêm đầu 6 tháng.
- Cách tiêm vắc xin: Tiêm vào vùng cơ bắp của bả vai.
- Đối tượng sử dụng vắc xin: Nữ giới từ 10 đến 25 tuổi.
Vắc xin Gardasil
Tác dụng: Vắc xin Gardasil hay còn có tên gọi khác là vắc xin tứ giá. Loại vắc xin này có tác dụng phòng ngừa căn bệnh ung thư vùng cổ tử cung, âm đạo, âm hộ và ức chế tổn thương của tiền ung thư, ngăn ngừa tình trạng loạn sản và các mụn cóc sinh học…
Nguồn gốc xuất xứ: Vắc xin được bào chế và sản xuất tại Mỹ.
Liều lượng sử dụng vắc xin: Phụ nữ dùng 3 mũi tiêm vắc xin Gardasil ở 3 thời điểm khác nhau:
- Mũi thứ nhất: Tiêm vào ngày đầu tiên.
- Mũi thứ hai: Tiêm cách mũi thứ nhất 2 tháng.
- Mũi thứ ba: Tiêm cách mũi thứ nhất 6 tháng.
Cách sử dụng vắc xin:
- Tiêm vắc xin vào vùng cơ hoặc phía trên phần đùi.
- Dùng vắc xin ở dạng nguyên, không cần phải pha loãng.
- Trước khi tiêm vắc xin, cần phải lắc thật kỹ. Nếu nhận thấy vắc xin có sự bất thường thì không nên sử dụng.
- Cần sử dụng tiêm vô khuẩn khi lấy vắc xin. Vắc xin sau khi lấy khỏi lọ cần phải được dùng ngay.
- Đối tượng dùng vắc xin: Dành cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi.
Công dụng và thành phần của hai loại vắc xin trên có những điểm khác nhau. Chính vì vậy, trước khi sử dụng vắc xin, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ để chọn lựa loại vắc xin phù hợp nhất đối với mình.
Những lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa HPV
- Nên khám và sàng lọc tình trạng sức khỏe trước khi dùng vắc xin HPV.
- Để không ảnh hưởng đến thai nhi thì phụ nữ đang mang thai tốt nhất không nên tiêm vắc xin ngừa HPV.
- Bên cạnh việc tiêm vắc xin, phụ nữ cần duy trì lối sống và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.
Bài viết trên đã giúp quý độc giả lý giải về vấn đề phụ nữ đã quan hệ rồi có được chích ngừa HPV hay không và các vấn đề liên quan đến việc tiêm vắc xin. Có thể nói, việc tiêm phòng vắc xin để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các bệnh lý nguy hiểm là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy, mỗi chúng ta hãy nên thực hiện nghiêm túc việc tiêm vắc xin theo đúng liệu trình nhé!