Tê chân là bệnh gì? Bị thiếu chất gì? Cách chữa hiệu quả

Tê chân là hiện tượng rất phổ biến mà hầu hết mọi người sẽ phải trải qua trong đời.Bệnh thường gây nên nhiều vấn đề phiền toái và khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm một cách nghiêm trọng.

Tê chân là bệnh gì?

Tê chân là tình trạng các cơn đau xuất hiện ở chân, đùi và lan từ mông xuống dưới chân. Kèm với đó là tình trạng tê nhức hai lòng của bàn chân hoặc tê cả hai chân.

Khi ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ cảm nhận được các cơn đau âm ỉ giống như kim châm đâm vào. Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân không điều trị kịp thời, bệnh lý sẽ trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ trở nên mất cảm giác, kèm theo đó là tê cứng vùng chân và bị rối loạn chức năng vận động.

Bên cạnh những yếu tố ngoại cảnh thì chứng tê chân còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Trong đó phải kể đến như:

Bệnh thoái hóa đốt sống

Tê chân có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống. Thời gian đầu, nhiều người chỉ cho rằng đây là hiện tượng rất bình thường nên thường hay chủ quan và không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu để tình trạng bệnh lý kéo dài và diễn biến ngày một phức tạp, tình trạng tê chân sẽ trở nên trầm trọng hơn và gây khó khăn cũng như cản trở quá trình hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân là do các động mạch vùng đốt sống cổ và dây thần kinh bị đè nén và chèn ép.

tê chân

Bệnh tim mạch

Khi bệnh nhân mắc phải các bệnh lý liên quan đến tim mạch, vùng chân và tay sẽ xuất hiện các cơn đau nhức. Một khi tim hoạt động không hiệu quả, máu sẽ không thể lưu thông và tuần hoàn tốt. Từ đó sẽ xuất hiện các cơn đau tê nhức ở vùng tay và chân.

Một khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Đây là một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.

Biến chứng do bệnh tiểu đường

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường đó là tê chân. Không chỉ vậy, bệnh nhân tiểu đường còn bị ngứa ran ở vùng chân. Tình trạng này thường xảy ra khi lượng đường ở trong máu vượt quá chỉ số thông thường.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể gây nên tình trạng tê chân tê tay. Đặc biệt là căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Nguyên nhân là do lớp nhân nhầy ở trong đĩa đệm bị thoát ra bên ngoài và gây lên sự chèn ép ở các rễ dây thần kinh. Người bệnh lúc này sẽ bị nhức chân, tê chân, khả năng đi lại cũng hạn chế dần.

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng các dây thần kinh ở phần mông, hông, đùi lan xuống dưới chân bị đau. Không chỉ đau, bệnh nhân còn bị rối loạn cảm giác và không thể đi đứng lại như bình thường.

Khối u

Các khối u khi xuất hiện ở vùng não, hông, đùi, chân hoặc cột sống sẽ khiến cho các dây thần kinh bị chèn ép và xuất hiện cảm giác tê nhức.

Bị tê chân thiếu chất gì?

Tình trạng đau nhức và tê bì chân có thể là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang thiếu những chất cần thiết như:

  • Canxi: Canxi là một thành phần quan trọng có vai trò tăng cường và cải thiện chức năng của hệ thống xương khớp. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi sẽ dẫn đến tình trạng bị loãng xương, mất xương, kèm theo đó là chứng tê chân, tê tay.
  • Kali: Là một hoạt chất quan trọng giữ vai trò trong việc cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa và tim mạch. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng của não bộ và quyết định đến hàm lượng oxy có ở trong máu. Khi cơ thể bị thiếu kali, lượng máu đến các chi sẽ bị tắc nghẽn và dễ dẫn đến tình trạng tê bì và đau nhức.
  • Magie: Có tác dụng làm kiểm soát những xung đột xảy ra ở hệ thần kinh trung ương, giúp thúc đẩy sự hình thành xương khớp và tăng cường năng lượng cho cơ thể.
  • Vitamin B1: Một khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B, quá trình tái tạo và hoạt động của tế bào sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh sẽ bị mệt mỏi, tê bì chây tay.
  • Acid Folic: Giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường sản xuất tế bào, đặc biệt là hồng cầu và bạch cầu. Khi cơ thể bị thiếu hụt acid folic, tay chân sẽ bị đau nhức và tê bì.

Cách chữa bệnh tê chân

Để chữa tê chân, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc Đông y như:

  • Dùng thuốc chống viêm, giảm đau: Có công dụng giảm đau, giảm tình trạng tê nhức tay chân chỉ sau một vài giờ. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chống viêm tại các vùng khớp. Từ đó giúp kiểm soát hiện tượng tê tay tê chân hiệu quả. Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau tiêu biểu phải kể đến như Ibuprofen, Bonlutin, Paracetamol…
  • Dùng thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ thường được chỉ định dùng khi bệnh nhân bị tê tay tê chân cùng với tình trạng cơ cứng các bắp. Trong đó điển hình phải kể đến như Mydocalm, Myonal…
  • Các loại vitamin và khoáng chất: Được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị tê bì chân tay do chế độ ăn uống thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân cần tăng cường bổ sung khoáng chất và vitamin B để bồi bổ sức khỏe và cải thiện hệ thần kinh bị thương tổn.

tê chân là bệnh gì

Chữa tê tay chân bằng các bài thuốc nam

Bài thuốc từ nghệ, mật ong

  • Đen nghệ tươi rửa sạch và nghiền nhỏ ra thành bột.
  • Sau đó, bạn lấy một thìa bột nghệ và chút mật ong pha đều cùng với sữa.
  • Khuấy đều hỗn hợp và mỗi ngày uống 1 lần.
  • Ngoài việc uống, bệnh nhân có thể pha bột nghệ cùng với một chút nước và bôi lên các khu vực xương khớp bị thương tổn.
  • Xoa bóp các vùng xương bị đau để tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện các triệu chứng tê bì chân tay.

Bài thuốc từ bột quế

  • Bạn lấy một muỗng bột quế pha cùng với 1 ly sữa ấm. Mỗi ngày bạn sử dụng 1 lần. Kiên trì sử dụng khoảng 2 tuần, bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

Chữa tê chân bằng hương thảo

  • Bệnh nhân bị tê chân có thể lấy một lượng tinh dầu  hương thảo để xoa lên vùng chân, cùng tay đang bị tê nhức.

Chữa tê chân bằng các bài tập vật lý trị liệu

Mát xa chân

  • Người bệnh ngồi tư thế thoải mái ở trên ghế hoặc giường, chân thì duỗi thẳng, tay nắm lấy cổ chân rồi bóp vào đùi khoảng 3 lần.
  • Dùng hai tay ôm lấy cổ chân rồi chà xát mạnh từ vùng chân lên đến vùng đùi.
  • Thực hiện động tác tương tự đối với bên còn lại.

Bóp và xát tay

Giống như bài tập trên, bệnh nhân dùng tay nọ bóp tay kia từ khu vực vai xuống dưới cổ. Mỗi lần bóp khoảng 3 lần và chà xát mạnh khoảng 5 lần.

Cách làm hết tê chân

Để làm thuyên giảm tình trạng tê chân, bệnh nhân có thể áp dụng theo những cách sau:

  • Đi bộ: Mỗi ngày bạn có thể dành ra từ 20 đến 30 phút để đi bộ. Thời điểm thích hợp để đi bộ là buổi sáng sớm và chiều tối. Trong quá trình đi bộ, bạn cần hít thở đều đặn để tình trạng được cải thiện một cách rõ rệt.
  • Ngâm chân bằng muối biển Epsom:  Bạn đun một chậu nước ấm với nhiệt độ từ 40 đến 45 độ. Sau đó cho khoảng nửa cốc muối vào để hòa tan. Mỗi lần trước khi đi ngủ, bạn ngâm cả tay và chân. Mỗi lần ngâm kéo dài khoảng 10 phút.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu hàm lượng Magie như các loại hạt, đậu phộng, đậu nành, cá, chuối, sô cô la, sữa chua ít béo…
  • Nên di chuyển chậm để giúp máu được lưu thông và tuần hoàn hiệu quả.
  • Hạn chế giữ nguyên một tư thế ở trong khoảng thời gian dài, nhất là khi bệnh nhân đang dùng máy tính hoặc xem ti vi.
  • Không sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và cafein bởi nó sẽ làm hạn chế khả năng tuần hoàn, lưu thông máu.
  • Không nên mang giày quá chật. Đồng thời cần hạn chế mang giày cao gót bởi sẽ khiến cho tình trạng tê chân trở nên trầm trọng hơn.

Trên đây là những vấn đề liên quan về căn bệnh tê chân. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thể chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh lý của mình.  Chúc bạn chữa trị bệnh thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *